Ý Nghĩa Mâm Cúng

Ý Nghĩa Mâm Cúng Động Thổ

Ý Nghĩa Mâm Cúng Động Thổ

Ý Nghĩa Mâm Cúng Động Thổ Dù là với bất kỳ công trình nào, cửa hàng hay nhà ở thì trước khi bắt đầu xây dựng, động đến đất đai cũng cần phải cúng động thổ. Vậy cúng động thổ cần có những lưu ý gì, có cần xem phong thủy trước khi cúng động thổ hay không, bài viết này Đồ Cúng Tâm Linh sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn những thông tin đó. Nội dung bài viết 1. Giới thiệu về lễ cúng động thổ xây nhà 2. Những lưu ý khi làm lễ động thổ xây nhà 2.1. Chọn tuổi làm nhà, người làm lễ động thổ 2.2. Xem hướng nhà theo tuổi gia chủ 2.3. Chọn ngày tốt làm lễ động thổ 3. Quy trình thực hiện cúng động thổ 4. Văn khấn, bài cúng động thổ xây nhà 5. Những lưu ý khi cúng động thổ xây nhà bạn nên biết 1. Giới thiệu về lễ cúng động thổ xây nhà Theo phong tục dân gian của người Việt Nam, khi làm nhà, gia chủ phải chuẩn bị một mâm cúng động thổ và cúng thần linh để ngôi nhà khi hoàn thành đem lại nhiều may mắn cũng như có một cuộc sống suôn sẻ. Động thổ là một trong những công việc đại sự, vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình khi sửa nhà, xây cất nhà mới, xây công trình. Do vậy, gia chủ cần phải hiểu rõ lễ cúng động thổ xây nhà như thế nào là đúng theo phong tục hay lễ cúng động thổ gồm những gì để sắm lễ động thổ làm nhà suôn sẻ giúp việc xây nhà thêm thuận lợi để gia đình có thể “an cư lạc nghiệp”. Một yếu tố cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là phong thủy. Phong thủy hợp với gia chủ sẽ khiến gia đình hưng thịnh, công việc suôn sẻ, mọi thứ hanh thông. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay phong thủy cũng được coi là một bộ môn khoa học chứ không phải là mê tín dị đoan. Và bạn nên tham khảo và nhờ sự tư vấn từ thầy phong thủy để chuẩn bị cho lễ cúng động thổ Trong bài viết dưới đây Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chia sẻ cùng gia chủ các bước chuẩn bị nghi thức lễ động thổ một cách đầy đủ và đúng cách nhất. Cúng động thổ - lễ cúng cần thiết trước thi công 2. Những lưu ý khi làm lễ động thổ xây nhà 2.1. Chọn tuổi làm nhà, người làm lễ động thổ Về cơ bản, việc chọn thời điểm để xây dựng mới hay sửa chữa nhà bao gồm: chọn năm đẹp (tuổi đẹp), chọn tháng đẹp, chọn ngày đẹp, chọn giờ đẹp, chọn hướng đẹp để làm lễ động thổ xây dựng. Mục đích của việc này là chọn ra thời điểm tốt đẹp nhất cho việc xây dựng công trình để mọi việc được suôn sẻ, cuộc sống trong nhà sau này được hưng thịnh, nhân tài lộc phát triển. Đó là lý do tại sao chúng ta phải chọn tuổi đẹp để xây nhà. 2.2. Xem hướng nhà theo tuổi gia chủ Việc xem phong thuỷ chọn hướng nhà sẽ giúp gia chủ lựa chọn được hướng tốt hợp với gia chủ. Nó không chỉ với việc chọn hướng nhà làm động thổ mà dù bạn làm nhà năm nào cũng phải để ý đến điều quan trọng này. Phong thuỷ quy ước có tất cả 8 hướng, 4 hướng chính và 4 hướng phụ. Mỗi hướng đều có mang một ý nghĩa riêng biệt đối với tuổi của bạn. Vì 8 hướng đó chỉ có 4 hướng mang lại vận mệnh tốt cho bạn và các thành viên trong gia đình bạn. Bốn phương còn lại là nhóm xấu cho tài vận của gia chủ. Việc xem hướng nhà sẽ giúp bạn tìm hướng hợp với bản mệnh. Cụ thể hơn, dựa vào tuổi thì bạn sẽ biết hướng nào sẽ mang lại sinh khí, diên niên,… khi xây nhà ở. Cũng nhờ đó bạn sẽ biết hướng nào mang Tuyệt mệnh, ngũ quỷ,… là hướng nào để tránh. Từ đó chỉ cần dùng la bàn phong thuỷ để xem hướng xây nhà, xác định hướng cần tìm để làm nhà tốt nhất. Như vật trong kế xây nhà ở, ngoài việc chọn ngày làm động thổ làm nhà thì còn phải xác định hướng nhà theo năm sinh cũng là việc vô cùng quan trọng. Bởi hướng tốt xấu có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và hạnh phúc của những người trong gia đình bạn. Trước khi làm lễ động thổ, có nhiều vấn đề bạn cần lưu ý 2.3. Chọn ngày tốt làm lễ động thổ Xem ngày làm lễ động thổ hay còn gọi là xem ngày làm nhà...

Ý Nghĩa Mâm Qủa Cưới

Ý Nghĩa Mâm Qủa Cưới

Ý Nghĩa Mâm Qủa Cưới Theo phong tục truyền thống của người Việt, cưới hỏi là một trong những sự kiện trọng đại của mỗi gia đình. Do đó mâm quả cưới luôn được chú trọng đặc biệt. Rất nhiều người khi chuẩn bị đồ lễ thường lúng túng, không biết mâm quả cưới gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có sự chuẩn bị trọn vẹn nhất trong ngày cưới của bạn nhé. Nội dung bài viết: 1. Mâm quả ngày cưới ở miền Bắc gồm những gì? 2. Mâm quả ngày cưới ở miền Nam gồm những gì? 3. Cách trang trí mâm quả cưới 3.1. Mâm trầu cau - trăm năm hạnh phúc 3.2. Trà, rượu và nến - thể hiện sự tôn kính với tổ tiên 3.3. Bánh phu thê - vợ chồng đồng thuận, gắn kết yêu thương nhau 3.4. Xôi gấc đỏ son sắt bền chặt 3.5. Hoa quả - mong muốn hôn nhân ngọt ngào "cầu đủ xài" 3.6. Heo quay 4. Ý nghĩa các lễ vật trên mâm quả đám cưới 5. Tuần tự trao mâm quả trong ngày cưới 1. Mâm quả ngày cưới ở miền Bắc gồm những gì? Mỗi địa phương có những tục lệ truyền thống riêng, nét văn hóa riêng. Nên cách chuẩn bị mâm quả cưới hỏi cũng có thể có đôi chút khác nhau. Ở bắc thường quan tâm đến yếu tố phong thủy, tâm linh nên số mâm quả trái cây thường là lẻ. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình, có thể chuẩn bị 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 11 tráp, hoặc có thể là 13 tráp tùy theo điều kiện. Mâm quả cưới - lễ vật quan trọng cho lễ cưới Số lễ vật được bày trong mỗi mâm tráp thường được lấy số chẵn, với mong muốn có sự trọn vẹn, vuông đầy. Các lễ vật trong bộ mâm quả cưới bao gồm: quả trầu cau, bánh cốm bánh đậu xanh tùy theo địa phương, gói chè uống, con lợn quay hoặc con gà luộc tùy theo điều kiện từng gia đình, xôi nấu với gấc đỏ, mứt làm bằng hạt sen, rượu, thuốc lá, các loại quả. 2. Mâm quả ngày cưới ở miền Nam gồm những gì? Ở miền nam có phong tục khác so với miền bắc, nên cách làm mâm quả cưới cũng có những khác biệt. Họ không chọn số mâm tráp là con số lẻ mà chọn con số chẵn. Thường là con số 8, bởi theo quan niệm số 8 là số phong thủy. Theo nghĩa Hán Việt thì 8 có nghĩa là bát, khi đọc lái đi sẽ trở thành phát, phát trong phát tài, phát lộc. Các lễ vật truyền thống bao gồm: quả trầu cau, chè uống, rượu, bánh cốm, bánh xu xê, các loại trái cây, bánh kem, xôi nấu với gấc đỏ, quần áo, áo dài, vòng vàng, nhẫn. 3. Cách trang trí mâm quả cưới Trước khi diễn ra lễ ăn hỏi, 2 bên nên thống nhất với nhau để nhà trai chuẩn bị trang trí mâm quả cưới đẹpđược chu đáo hơn, lễ ăn hỏi cũng suôn sẻ hơn. Cách trang trí như sau: 3.1 Mâm trầu cau - trăm năm hạnh phúc Mâm quả cưới đẹp Dân gian thường truyền miệng câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Quả đúng như vậy, mỗi câu chuyện khi bắt đầu phải có miếng trầu mới đúng lễ nghĩa. Chính vì vậy tại mỗi mâm quả cưới hỏikhông thể thiếu miếng trầu, quả cau. Số quả cau thường xuất hiện là số lẻ, con số thường dùng nhất là 105, vì 105 là tượng trưng cho sự sinh sôi và nảy nở. Đôi lứa nên duyên sẽ mãi hạnh phúc bền lâu. Khi kết hay đặt mâm quả cưới sẽ đan xen 2 lá trầu với 1 quả cau, tổng cộng sẽ là 210 lá trầu. 3.2 Trà, rượu và nến - thể hiện sự tôn kính với tổ tiên Mâm quả cưới hỏi sẽ có trà rượu và nến là những lễ vật thể hiện sự cung kính đối, lòng biết ơn đối với ông bà tiên tổ trong ngày cưới. Có thể nói trà rượu là lời mời của bốn họ đối với tổ tiên, mong ông bà sẽ chứng giám cho hạnh phúc lứa đôi của con trẻ. Vị hương nồng cay của rượu có ý nghĩa là sự nồng nàn, ấm áp. Đôi trẻ bên nhau sẽ luôn có những khoảnh khắc như vậy. Trong cách sắp xếp mâm quả cưới ở miền nam thường có nến. Nến thắp trên bàn thờ gia tiên lung linh là minh chứng cho bạn trẻ đã thành đôi vợ chồng. 3.3 Bánh phu thê - vợ chồng đồng thuận, gắn kết yêu thương nhau Bánh phu thê là một trong 6 mâm quả cướiquan trọng không thể thiếu cho bất kỳ đám hỏi nào. Ở một số nơi người ta yêu cầu còn dùng bánh cốm. Theo quan niệm của người dân...

Ý Nghĩa Mâm Cúng Thần Tài

Ý Nghĩa Mâm Cúng Thần Tài

Ý Nghĩa Mâm Cúng Thần Tài Cúng thần tài là một nét đẹp trong phong tục tập quán của Việt Nam. Đây là một nghi lễ quan trọng giúp các gia đình cầu sự may mắn, tài lộc. Nhưng không phải ai cũng biết cách cúng theo chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam. Vậy hãy cùng theo dõi và tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. Nội dung bài viết: 1. Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài - Thổ Địa 2. Cúng Thần Tài nên cúng vào ngày nào? 3. Cúng thần tài thổ địa gồm những gì? 4. Văn cúng thần tài - văn khấn cổ truyền Việt Nam 5. Những lưu ý trong lễ cúng Thần Tài - Thổ Địa 1. Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài - Thổ Địa Truyền thuyết kể lại rằng, xưa có một vị thần đang sống ở trên trời. Một ngày nọ ông xuống trần gian du ngoạn. Một lần uống say ông đã va đầu vào đá và không nhớ mình là ai. Ông đã lưu lạc tại trần gian rất lâu, đến cả quần áo cũng bị lấy mất. Trong lúc lang thang ông được chủ cửa hàng mời ăn. Kể từ đó cửa hàng này ngày càng đông khách. Nhưng sau khi trải qua một quãng thời gian ông Thần Tài không làm gì được nên đã bị đuổi đi kể từ đó cửa hàng làm ăn ngày càng vắng khách. Những cửa hàng kinh doanh khác thấy như vậy nên đã mời ông thần tài về cho ông ăn, cho ông mặc. Và ông ở đâu thì ở đó đông khách. Cúng vía thần tài cầu mong sự may mắn Khi ông được đưa đi mua quần áo mới, ông đến đúng địa chỉ có bán quần áo của ông lúc trước. Vậy là ông mặc quần áo rồi đội mũ bay đi mất. Ngày ông bay đi là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Chính vì điều này mà dân gian đã lưu truyền ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày vía các vị Thần Tài. Mỗi năm vào ngày âm lịch này là các gia đình đều sắm sửa lễ cúng thần tài với mong muốn cho gia đình gặp nhiều suôn sẻ, may mắn, làm ăn phát đạt. Đối với những gia đình làm kinh doanh, làm ăn buôn bán thì không thể bỏ qua ngày vía Thần Tài. Đó là nghi thức để giúp họ cầu tài, cầu lộc, cầu bình an. 2. Cúng Thần Tài nên cúng vào ngày nào? Phong tục của người Việt Nam cho rằng có thể thờ cúng Thần Tài vào bất kỳ thì thời gian nào trong năm. Bất cứ khi nào gia chủ có việc cần cầu xin thì nên cúng. Chứ không riêng gì ngày tết, ngày giỗ, ngày rằm, ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng. Đối với những ngày thường, chúng ta chỉ cần chuẩn bị đơn giản. Bao gồm hoa quả cúng thần tài, nước, trầu cau là đủ. Đối với những dịp lễ tết thì chúng ta nên chuẩn bị mâm lễ mặn để cúng. Thời gian cúng tốt nhất là vào các buổi chiều. 3. Cúng thần tài thổ địa gồm những gì? Để cúng thần tài thổ địa thì chúng ta cần phải chuẩn bị những lễ vật cúng thần tài thổ địa như sau: một là bàn thờ, hay là bài văn khấn, ba là lễ cúng. - Về bàn thờ: gồm 1 tượng của ông Thần Tài; 1 bát hương.  - Về bài cúng thần tài: Tùy theo mỗi gia chủ sẽ có cách cầu xin, thắp hương khác nhau. - Về lễ cúng: Cần chuẩn bị những thứ sau: 1 lọ hoa tươi đặt ở vị trí phía bên phải của bàn thờ, nên sử dụng hoa cúng thần tài như cúc, đồng tiền hay hồng đỏ,... 1 đĩa trái cây: Nên để số quả lẻ, ít nhất là 5 loại. Theo hướng nhìn từ ngoài vào thì đĩa quả nằm ở góc bên trái của bàn thờ.  5 chén nhỏ để đựng rượu.  1 chén nhỏ để tự nước. 1 chai nước. 1 chai rượu 2 chiếc đèn  Nến khoảng 2 cốc Vàng vuông: Khoảng 1 miếng. Tiền vàng cúng thần tài: 1 bịch Hương khoảng 5 nén 1 bao thuốc lá, nên bóc bao thuốc ra và để 2 điếu thò ra bên ngoài. 1 đĩa gạo 1 đĩa muối Đồ mặn: 1 miếng thịt lợn luộc, 1 quả trứng vịt luộc, 1 con tôm luộc. Nếu không có tôm thì có thể thay bằng cua. Ở trong nam người dân thường có thêm một con cá lóc đã nướng chín. Cúng Thần Tài chính là để cầu tài, cầu lộc và cầu bình an 4. Văn cúng thần tài - văn khấn cổ truyền Việt Nam Mỗi gia chủ sẽ có cách khấn, thắp hương khác nhau. Dưới đây là văn khấn cúng thần tàiđể cho các bạn tham khảo: Nam mô a di Đà Phật quan thế...

Ý Nghĩa Mâm Cúng Tất Niên

Ý Nghĩa Mâm Cúng Tất Niên

Ý Nghĩa Mâm Cúng Tất Niên Tết cổ truyền dân tộc là một trong những dịp mà mọi người mong chờ nhất năm. Và vào ngày 30 Âm lịch, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm và bài cúng tất niên. Vậy tại sao lại có tục lệ này? Ý nghĩa của chúng là gì? Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phong tục truyền thống trong ngày Tết âm lịch của nước ta mà không phải ai cũng biết. Nội dung bài viết:  Ý nghĩa của việc cúng tất niên cuối năm Mâm cúng tất niên theo chuẩn 3 miền Bắc - Trung – Nam Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời? Nên cúng tất niên lúc mấy giờ? Văn cúng tất niên đúng chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam Cúng tất niên - một lễ Tết cổ truyền của dân tộc 1. Ý nghĩa của việc cúng tất niên cuối năm Đối với người Việt Nam, Tết âm lịch chính là ngày vui sum họp, ngày đoàn tụ của người thân yêu, bạn bè, họ hàng. Chính vì thế, lễ tất niên chiều 30 Tết là ngày thiêng liêng của gia đình. Ngoài ý nghĩa sum họp, việc cúng tất niên còn là một nghi thức tiễn đưa năm cũ, chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng, mời ông Công ông Táo tiếp tục về trần gian để cai quản việc Đất, việc Nhà, việc Bếp núc. Thông thường, lễ cúng tất niên sẽ diễn ra vào ngày 30 Tết âm lịch, nhưng có những gia đình điều kiện không cho phép thì sẽ làm lễ cúng vào các ngày 27, 28 hay 29 âm lịch. 2. Mâm cúng tất niên theo chuẩn 3 miền Bắc - Trung – Nam Chúng ta đều biết mỗi địa phương sẽ có phong tục tập quán riêng, và nghi thức cúng tất niên cuối năm của 3 miền Bắc - Trung – Nam sẽ có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, vẫn có một số đồ cúng mà ở cả 3 miền đều có như: mâm ngũ quả, tiền vàng, hương nến, hoa tươi, bánh kẹo, rượu, trầu cau, trà,... Nếu có sự khác nhau thì thường khác nhau ở mâm cơm cúng, có nơi cúng mâm cỗ chay, còn có nơi cũng mâm cỗ mặn, hay các món cúng khác nhau,... Mâm cơm cúng tất niên ở miền Bắc: Ở miền Bắc, mâm cỗ cúng tất niên sẽ chia theo lượng bát đĩa. Thông thường sẽ là 6 bát, 6 đĩa, còn với mâm cỗ lớn là 8 bát, 8 đĩa. Mâm cúng Tất niên thường được đặt ở trong nhà Bát thì đựng các món ăn truyền thống như: bát móng giò hầm, miến nấu lòng gà, bát canh mọc,... Đĩa gồm: đĩa xôi, đĩa gà luộc (thịt gà thì phải là thịt gà trống), đĩa giò lụa, đĩa dưa hành, đĩa thịt lợn luộc,... Mâm cơm cúng tất niên ở miền Trung: Ở mâm cơm cúng tất niên của người miền Trung không chia làm bát với đĩa như ở miền Bắc, mà gồm nhiều món ăn được chế biến thịnh soạn, bày lên một mâm cỗ đầy đủ: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, thịt heo luộc, bát canh măng, cá chiên hay ram,... Ở một số nơi thì cúng cả nộm, các món gỏi, hay nem lụi, chả tôm,... Mâm cơm cúng tất niên ở miền Nam: Mâm cỗ cúng của người miền Nam cũng thường gồm những món ăn truyền thống như canh măng nấu xương, thịt heo luộc, chả giò, đĩa nem, củ kiệu, hay gỏi tôm thịt, thịt kho tàu,... Quý khách có thể sử dụng dịch vụ mâm cúng tất niên trọn gói tại Đồ Cúng Tam Long để tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. 3. Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời? Nhiều người thường thắc mắc cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời thì mới tốt? Tuy nhiên, theo phong tục truyền thống của người Việt Nam thì cúng tất niên ở trong nhà. Mâm cơm cũng như đồ cúng tất niên đều được đặt trên bàn thờ gia tiên, nơi trang nghiêm nhất của gia đình. Điều này thể hiện sự thành kính đối với các vị thần linh, bày tỏ sự biết ơn, thương nhớ tới những người đã mất trong gia đình. Mâm cúng tất niên mời Ông Bà về ăn tết 4. Nên cúng tất niên lúc mấy giờ? Thông thường, lễ cúng tất niên diễn ra vào ngày 30 hoặc 29 tháng chạp. Tuy nhiên, đây không phải là thời gian bắt buộc, tùy vào điều kiện của từng gia đình mà có thể tổ chức cúng tất niên vào thời điểm thích hợp. Ví dụ như từ 27 – 30 Tết âm lịch. Còn việc nên cúng tất niên lúc mấy giờ thì không có quy định nào về giờ giấc. Có gia đình thì cúng...

Ý Nghĩa Mâm Cúng Thôi Nôi

Ý Nghĩa Mâm Cúng Thôi Nôi

Ý Nghĩa Mâm Cúng Thôi Nôi Trong cuộc đời mỗi người, lễ cúng thôi nôi được xem là ngày lễ vô cùng quan trọng. Lễ thôi nôi cho bé là dịp đặc biệt để đánh dấu mốc con đã tròn 1 tuổi và cũng đánh dấu bước phát triển trọng đại đầu tiên trong tháng năm đầu đời. Lễ cúng thôi nôi là một nghi thức và là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Ngoài ra, nó còn thể hiện niềm tin của cha mẹ về một tương lai tươi sáng cho đứa con cưng của mình. Chính vì thế các ông bố bà mẹ nên nắm rõ cách chuẩn bị mâm lễ cúng thôi nôi cho bé. Vậy cúng thôi nôi gồm những điều gì và lễ vật gì? Ngay sau đây, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ hướng dẫn cách chuẩn bị mâm lễ thôi nôi cho bé chuẩn và đơn giản nhất để có được một lễ cúng đủ đầy, đúng lễ nghi. Nội dung bài viết 1. Tìm hiểu về lễ cúng thôi nôi 2. Lễ cúng thôi nôi gồm những gì? 3. Mâm cúng cho 12 Bà Mụ và Đức Ông cần những lễ vật nào? 4. Nghi thức cho bé chọn đồ vật đoán tương lai 5. Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé   Lễ cúng thôi nôi là một dịp đặc biệt cho bé 1. Tìm hiểu về lễ cúng thôi nôi Đối với người Việt chúng ta, lễ cúng thôi nôi mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Lễ này là dịp để cha mẹ và người thân trong gia đình cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong suốt cuộc đời của bé. Rất đơn giản để bạn hiểu được cụm từ “thôi nôi” theo nghĩa đen đó là trẻ không dùng nôi nữa mà chuyển qua một chiếc giường để ngủ. Nhưng theo nghĩa bóng thì vô cùng ý nghĩa – là dấu mốc đánh dấu là trẻ đã bắt đầu lớn lên trong quá trình sinh trưởng, bắt đầu phát triển toàn diện mọi phương diện như một cá thể độc lập trong xã hội. Thường các ông bố bà mẹ còn trẻ thì sẽ không có kinh nghiệm, khi làm thôi nôi cho bé trai thì chắc hẳn sẽ khá bối rối như “Cúng thôi nôi ngày âm hay dương? Đồ trong lễ thôi nôi gồm những gì? Cách cúng thôi nôi cho trẻ như thế nào? ...”, rất nhiều thắc mắc nữa về cách khấn ra như thế nào mới đúng với phong tục. Nếu gia đình bạn sống chung với ông bà của bé thì sẽ không lo gì về các cách thức cúng thôi nôi cho bé trai. Nhưng nếu bạn sống riêng thì sẽ rất khó để tìm hiểu rồi tự chuẩn bị lễ vật cho nghi lễ vì vậy bạn có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn về các nghi thức đầy đủ nhất nhé! Theo phong tục ông bà xưa để lại thì cách cúng thôi nôi cho bé trai sẽ được tính theo ngày sinh nhật âm và tùy vào giới tính của bé. Theo quy luật là “gái thụt lùi 2, trai thụt lùi 1”. Có nghĩa là nếu bé là bé gái thì sẽ thụt lùi 2 ngày so với ngày sinh của bé và nếu bé là bé trai thì sẽ thụt lùi lại 1 ngày so với ngày sinh của bé. Một thí dụ đơn giản cho bạn dễ hiểu: Bé gái sinh vào ngày 28/09 âm lịch (năm nay) thì ngày thôi nôi cho bé gái là ngày 26/09 âm lịch (năm sau) và bé trai ta cúng tính chính xác theo quy luật. Đã tính được ngày cúng thôi nôi cho trẻ, vậy nên chọn giờ nào mới tốt? Lễ cúng thôi nôi đơn giản cho trẻ sẽ thực hiện vào buổi sáng sớm và muộn nhất là trước 12h trưa, nhưng cũng tùy vào sự lựa chọn của gia đình nhà bạn nhé! 2. Lễ cúng thôi nôi gồm những gì? Để tổ chức cần các lễ vật cúng thôi nôi cho bé trai cần có 3 mâm lễ bao gồm: 12 bà Mụ và Đức Ông, một mâm cho ông Thần Tài – Thổ Địa và 1 mâm cho Ông Táo – Táo. Ngoài ra nếu nhà bạn có thờ Phật thì cần phải có lễ vật để cúng là 1 chén cơm in để cúng Phật trước. Còn nữa, nếu gia đình thờ gia tiên cần có hoa quả và xôi chè. Lễ cúng thôi nôi được cúng theo ngày âm 3. Mâm cúng cho 12 Bà Mụ và Đức Ông gồm các lễ vật nào? Trên mâm dâng 12 Bà Mụ ta cần chuẩn bị các lễ vật sau cho nghi lễ khi cúng thôi nôi các mẹ cần lưu ý: Trái cây (1 dĩa ngũ quả) Hoa (1 bình...

Ý Nghĩa Cúng Ông Táo

Ý Nghĩa Cúng Ông Táo

Ý Nghĩa Cúng Ông Táo Cứ đến 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, các gia đình Việt Nam thường có tục lệ cúng ông Táo, ông Công về trời. Vậy vì đâu mà ông cha ta lại có tục lệ này? Và cúng ông Táo thì cần những gì? Qua bài viết đầy đủ thông tin dưới đây, chúng ta sẽ hiểu về ngày lễ văn hóa truyền thống này. Các bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây: 1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ đưa ông Táo về trời 2. Bài cúng ông Công ông Táo theo văn khấn cổ truyền Việt Nam 3. Các lễ vật trong mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất 4. 4 điều cấm kị trong lễ cúng ông Công ông Táo 4.1. Thời gian cúng ông Công ông Táo 4.2. Đặt mâm lễ cúng dưới bếp 4.3. Khấn xin tài lộc, sung túc 4.4. Không được ném cá từ trên cao xuống nước 5. Dịch vụ nhận đặt mâm cúng ông Công ông Táo trọn gói - Đồ Cúng Tâm Linh 1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ đưa ông Táo về trời Cúng ông Táo về trời là một phong tục dân gian Việt Nam, văn hóa đã có từ rất lâu đời. Tục lệ này bắt nguồn từ sự tích “2 ông 1 bà” của Thần Táo Quân – vị thần đại diện cho Đất, Nhà, Bếp núc. Và dân gian ta vẫn thường gọi là Táo Quân hoặc ông Táo. Món ăn chuẩn bị cho mâm cúng ông Công ông Táo về trời Ông cha ta kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Hai người tình cảm rất thắm thiết, tuy nhiên cưới nhau đã lâu mà vẫn chưa có con. Vì vậy mà Trọng Cao thấy bất mãn, thường xuyên kiếm chuyện gây gổ với Thị Nhi. Một lần, vì một chuyện nhỏ mà Trọng Cao hóa thành chuyện lớn, rồi đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Thị Nhi bỏ nhà ra đi, lang thang đến một nơi khác và gặp được Phạm Lang. Sau một thời gian quen biết thì hai người phải lòng nhau và kết thành vợ chồng. Còn Trọng Cao, sau khi đuổi vợ đi thì thấy rất ân hận và day dắt nên đã rời nhà để lên đường tìm Thị Nhi. Ngày qua ngày, Trọng Cao tìm mãi không có thấy vợ mà tiền hết, gạo cũng cạn nên phải đi ăn xin dọc đường. Trong một lần tình cờ, Trọng Cao lại ăn xin đúng vào nhà Thị Nhi. Nàng nhận ra chồng cũ và nấu cơm, mời Trọng Cao vào nhà. Đúng lúc đó, Phạm Lang đi ra ngoài trở về, sợ chồng nghi ngờ nên nàng đã giấu Trọng Cao ở đống rạ sau vườn. Nhưng chẳng may đêm ấy, Phạm Lang lại đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy Trọng Cao bị cháy trong đống ra, Thị Nhi nhảy vào cứu. Phạm Lang thương vợ, cũng nhảy vào đống lửa. Cả ba đều chết. Thượng đế cảm động trước tình nghĩa của 3 người nên đã giao cho Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc bếp núc, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, Thị Nhi là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Có trách nhiệm định đoạt may rủi, phúc họa cũng như mang lại sự bình yên cho gia chủ. Từ đó, hàng năm đúng vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các Táo sẽ lên chầu trời để báo cáo công việc cho Thiên đình. Món ăn chuẩn bị cho mâm cúng ông Táo về trời 2. Bài cúng ông Công ông Táo theo văn khấn cổ truyền Việt Nam Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam của NXB Văn hóa Thông tin, văn khấn cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp có nội dung đầy đủ như sau: “Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:………… Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua của gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô A di đà Phật! Nam...

Ý Nghĩa Mâm Cúng Cô Hồn

Ý Nghĩa Mâm Cúng Cô Hồn

Ý Nghĩa Mâm Cúng Cô Hồn Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh cũng khá phổ biến ở Việt Nam, thực hiện các nghi thức cúng tế cho các cô hồn, và thường được cúng vào tháng Bảy âm lịch hàng năm. Ở bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ giới thiệu đến các bạn rõ hơn về những lưu ý khi cúng cô hồn Nội dung bài viết: 1. Cúng cô hồn vào ngày, giờ nào? 2. Vì sao lại cúng cô hồn vào rằm tháng bảy? 3. Chuẩn bị mâm cỗ cúng cô hồn cần những gì? 4. Bài cúng cô hồn theo văn khấn cổ truyền của Việt Nam 5. Những lưu ý khi cúng cô hồn 5.1. Những điều cấm kỵ 5.2. Những điều nên làm Cúng cô hồn cũng là phong tục của người Việt Nam 1. Cúng cô hồn vào ngày, giờ nào? Cách cúng cô hồn rằm tháng 7 sao cho hợp lý là điều không phải ai cũng biết. Vào ngày rằm không phải cứ chuẩn bị mâm cao cỗ đầy mà còn ở thái độ, lương tâm cũng như sự thành tâm của mỗi người. Trong ngày này các gia đình nên đi chùa để làm lễ, cầu siêu cũng như tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà và tổ tiên. Sau đó về nhà làm mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ phật và bàn thờ của người thân đã mất. Nhiều người thường không biết cúng vào lúc nào cho hợp lý. Mâm cơm lễ cúng cho cô hồn chưa siêu thoát bạn nên thực hiện vào buổi chiều tối. Bạn có thể tham khảo các bài viết của chúng tôi để biết cách cúng cô hồn tháng 7đúng cách nhé! Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn không chỉ kéo dài suốt trong một tháng 7 âm lịch. Mà những nhà kinh doanh, sản xuất, buôn bán còn cúng cô hồn vào ngày mùng 2 đến 16 âm lịch tại miền Nam. Còn miền Bắc, miền Trung cúng cô hồn vào ngày mùng 1, ngày 15 hàng tháng. Các bài cúng cô hồn thì thường cúng theo phong túc truyền thống, như vậy tức là không có sự khác biệt nhiều giữa các vùng miền khi chọn bài văn cúng cô hồn trong ngày này. Cúng cô hồn có thể được cúng vào hàng tháng 2. Vì sao lại cúng cô hồn rằm tháng 7? Ở Trung Quốc thì từ mùng 2/7 âm lịch là ngày xá tội vong nhân, Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ môn quan để cho các quỷ đói trở lại được trần gian đến ngày 15/7 âm lịch nên tháng cô hồn cũng bắt đầu từ đó mà đi. Do đó, theo tục lệ dân gian thì mọi người phải cúng gạo, muối, cháo để quỷ đói không còn quấy nhiễu cuộc sống sinh hoạt thường ngày và ngày 14/7 âm lịch hàng năm chính là ngày mà người dân trung Quốc cúng cô hồn. Còn ở Việt Nam, tín ngưỡng tâm linh cúng cô hồn đã được truyền từ đời này đến đời khác và phong tục ấy vẫn còn lưu giữ tới bây giờ. Người xưa cho rằng, con người gồm phần xác và phần hồn. Khi con người mất đi chỉ mất phần xác còn phần hồn vẫn luôn tồn tại và có người được đầu thai, có người lại bị giữ lại và được đẩy xuống địa ngục để làm quỷ đói, ma đói quấy nhiễu trần gian. Do đó, cứ vào tháng 7 âm lịch hàng năm thì người Việt lại cúng cô hồn và việc cúng này kéo dài từ ngày mùng 1 đến 30/7 âm lịch tùy vào từng vùng và từng gia đình mà không ấn định riêng 1 ngày nào. Bên cạnh đó, theo quan niệm, tháng 7 là tháng của ma quỷ, tháng xui xẻo nên các bạn cần lưu ý những việc trọng đại trong gia đình đều tránh tổ chức, diễn ra vào tháng 7 âm lịch. Thông thường mọi người sẽ có một mâm cúng những đồ cúng cô hồn tháng 7 thường trong nhà và một mâm cúng ngoài đường hoặc ngoài sân nhà cho các vong hồn. Thường thì cúng cô hồn diễn ra vào tháng 7 3. Chuẩn bị mâm cỗ cúng cô hồn cần những gì? Sau khi biết được chính xác ngày cúng cô hồn thì người chủ sẽ tiến hành lựa chọn các lễ vật để dâng cúng. Tuy nhiên, tuỳ vào từng vùng miền, tùng tập tục, phong tục tập quán mà sẽ có những cách chuẩn bị lễ vật khác nhau từ đó có thể có những cách thực hiện lễ cúng cô hồn không giống nhau giữa các nhà, nhưng bài cúng cô hồn thì vẫn như nhau. 4. Bài cúng cô hồn theo văn khấn cổ truyền của Việt Nam Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng cô hồn thì gia chủ...

Ý Nghĩa Mâm Cúng Rằm

Ý Nghĩa Mâm Cúng Rằm

Ý Nghĩa Mâm Cúng Rằm Trong quan niệm dân gian “Đi lễ cả năm không bằng cúng rằm tháng 7” âm lịch, bởi ngày này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt Nam. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin nét đẹp văn hoá này qua bài viết sau đây. Nội dung bài viết: 1. Ý nghĩa cúng rằm tháng 7 2. Văn khấn cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất 2.1. Bài Cúng Ông Công, Ông Táo Hàng Ngày 2.2. Thời gian cúng ông Công ông Táo 3. Cần chuẩn bị gì cho lễ cúng rằm tháng 7? 3.1. Mâm cúng Phật 3.2. Cúng thần linh và gia tiên 3.3. Mâm cúng chúng sinh 4. Những lưu ý khi cúng rằm tháng 7 1. Ý nghĩa lễ cúng rằm tháng 7 Ngày 15 tháng 7 âm lịch (rằm tháng 7) là ngày rằm lớn nhất trong năm theo phong tục của người Việt Nam. Người miền Bắc gọi ngày là ngày “xá tội vong nhân”, ngày cúng chúng sinh không nhà không cửa hay còn gọi là cúng cô hồn. Còn người miền Nam gọi là lễ Vu Lan, ngày con cái báo hiếu cha mẹ. Như vậy, vào ngày rằm tháng bảy sẽ gắn liền với hai ngày bày lễ và cúng lớn của Phật giáo đó là lễ Vu Lan báo hiếu và ngày “xá tội vong nhân”. Mỗi dịp đến cúng rằm tháng 7 âm lịch mọi người thường chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất để cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Tuy nhiên, ý nghĩa của việc cúng “xá tội vong nhân” và lễ Vu Lan báo hiếu sẽ khác nhau. Cụ thể như sau: Cúng “xá tội vong nhân” là cầu siêu, tục cúng cho những vong hồn không nơi nương tựa. Vì theo quan niệm dân gian ta vào ngày rằm tháng bảy, âm phủ sẽ mở cửa ngục để các linh hồn được ra ngoài và trở về nhà. Trong ngày này cũng có câu chuyện Mục Kiền Liên trải qua nhiều khó khăn để cứu mẹ mình thoát khỏi địa ngục. Cho nên, ngày rằm tháng 7 còn gọi là lễ Vu Lan để thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và kính trọng đối với ông bà tổ tiên và các đấng sinh thành. Cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa thật sự quan trọng 2. Văn khấn cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất Sau đây là văn khấn cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất (thuộc NXB Văn hoá Thông tin), mời quý bạn đọc tham khảo: 2.1. Văn khấn thần linh theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam “Nam mô A Di Đà Phật “Nam mô A Di Đà Phật “Nam mô A Di Đà Phật Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đại Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả. Hôm nay là ngày rằm tháng 7, Tín chủ chúng con là.... Ngụ tại…> Chúng con xin thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời ngày Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả. Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chi đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả thần linh cai quản trong khu vực này. Chúng con cúi xin các ngài giáng lâm án toạ, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao này không biết lấy gì đền báo. Vì vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thu. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn khoẻ mạnh, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Bày tỏ tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật" 2.2. Văn khấn chúng sinh (cúng cô hồn) theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam Lưu ý: Với bài cúng rằm tháng 7 chúng sinh phải khấn ngoài trời. “Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con lạy Đức Phật Di Đà Con lạy Bồ Tát Quan Âm Con lạy Táo Phủ Thần Quân Chinh thần Tiết tháng 7 sắp thu phân. Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà. Âm cung mở cửa ngục ra. Vong linh không nhà không cửa. Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả. Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương. Gốc cây xó...

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ

https://www.facebook.com/dichvutamlinhcom/