Đầy Tháng | Mâm Cúng Cho Bé Đạt Chứng Nhận HACCP Đầu Tiên Tại Việt Nam
Đầy Tháng | Mâm Cúng Cho Bé Đạt Chứng Nhận HACCP Đầu Tiên Tại Việt Nam
Tặng Voucher Từ 50K Đến 500K Cho Đơn Hàng Sau* Hoặc Làm Qùa Tặng Người Thân
Giao Hàng & Sắp Mâm Miễn Phí 24/24
Miễn Phí Chọn Tone Màu Mâm Cúng
Mâm Cúng Sử Dụng Ly Chén Giấy Dùng 1 Lần hoặc Ly Chén Sứ Cao Cấp Chất Lượng
Cam Kết Giao Hàng Đúng Giờ
Đầy Tháng cung cấp mâm cúng trọn gói Truyền thống & Hiện Đại chất lượng, làm theo yêu cầu.
Vui lòng liên hệ bán hàng để được tư vấn nhanh nhất, giá tốt nhất.
#dichvutamlinh #daythang #mamcungthoinoi #mamcungdaythang #docungtamlinh #mamcungthoinoi #thoinoibegai #mamcungdaythang #daythangbegai
Mâm Cúng Tổ Nghề May Đúng Để Được May Mắn Cả Năm
Mâm Cúng Tổ Nghề May Đúng Để Được May Mắn Cả Năm Mâm Cúng Tổ Nghề May Đúng Để Được May Mắn Cả Năm Mỗi năm vào ngày 12/12 Âm lịch, tất cả thợ may khắp nơi ở Việt Nam lại thành kính tổ chức Giỗ Tổ để ngưỡng vọng công đức Tổ nghề và các vị tiền bối đã có công lưu truyền thủ nghệ. Giỗ Tổ nghề May đã trở thành thông lệ truyền thống về đạo lý uống nước nhớ nguồn của những người lao động về nghề May. Lễ Giỗ Tổ thì hầu như mọi người trong ngành hay ngoài ngành đều biết. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít ai biết được nguồn gốc lễ Giỗ bắt nguồn từ đâu và Tổ Nghiệp là ai. Nguồn gốc của Giỗ Tổ nghề May Nghề may là nghề truyền thống có từ lâu đời của người Việt Nam và bắt nguồn từ khi con người biết trồng dâu nuôi tằm. Thế nhưng, để xác định được vị Tổ nghề thì rất khó. Riêng ở Hội An, các bậc cao niên truyền lại rằng: vị Tổ nghề may là Bà Nguyễn Thị Sen. Lễ giỗ tổ nghề may tại làng Trạch Xá Theo thần tích, Bà Nguyễn Thi Sen sinh ra và lớn lên ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây (ngôi làng được Quý Minh Đại Vương là thần tướng dưới thời Hùng Vương lập lên). Vào tuổi trăng tròn bà là người con gái xinh đẹp, nết na, đảm đang, giỏi giang việc trồng dâu, dệt vải, may mặc, thêu thùa. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Vua Đinh Tiên Hoàng lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông, trong đó tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc chính là Thánh tổ nghề May – Nguyễn Thị Sen. Nhân dịp Vua Đinh Tiên Hoàng về trấn Sơn Tây kén chọn hiền tài giúp nước, đến làng Trạch Xá – Tổng Hòa Lâm – Huyện Ứng Hòa, đã cảm mến và kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Sen. Theo vua về kinh đô Hoa Lư, bà được phong là Tứ Phi Hoàng Hậu. Tại cung vua, bà được giao quản bộ May trang phục Hoàng Triều. Với trí thông minh, sự khéo léo và sáng tạo, bà đã cùng các cung phi tạo nên các loại quần áo của Hoàng tôn, Công tử, Hoàng hậu và Triều nghi, thứ nào cũng vừa trang trọng vừa tiện lợi. Đặc biệt đã đào tạo được đội ngũ người may, người thêu thùa đông đảo. Bà dạy cho các cung nữ từng đường kim, mũi chỉ phát triển nghề may trong cung vua mà trước đây chưa hề có. Vào năm Kỷ Mão (979) Vua Đinh Tiên Hoàng bị gian thần sát hại. Buồn chán trước cảnh triều đình rơi vào binh đao tranh quyền, đoạt vị, bà đã đưa các con từ giã Hoàng cung trở về làng Trạch Xá quê hương. Tại đây, bà đã mang nghề may trong cung truyền dạy cho dân làng và từ đó nghề may đã phát triển đời này nối tiếp đời sau, đến nay đã được hơn ngàn năm. Bà mất vào ngày 12 tháng Chạp. Để con cháu muôn đời biết về công đức của tiền nhân, người dân làng Trạch Xá đã lập đền thờ suy tôn bà là Đức Thánh Tổ nghề May và tổ chức Lễ hội Giỗ Tổ nghề May vào ngày 12 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Mâm cúng Giỗ Tổ ngành May Lễ cúng Tổ nghề may thường được diễn ra vào buổi sáng.Đối với những thợ may muốn tổ chức lễ cúng ở tiệm thì lễ vật thường là một cành hoa, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước. Nhiều tiệm còn cúng đầu heo, heo quay hay vịt là tuỳ theo ý nguyện và hiệu quả làm ăn trong năm. Bàn cúng được lập nơi khang trang (thường đặt ở vị trí gần bàn may). Riêng đối với những làng nghề lâu năm như làng Trạch Xá thì Giỗ Tổ nghề May được tổ chức rất cầu kì và trang nghiêm. Lễ vật gồm: trái cây ngủ quả, hoa lay ơn, nhang rồng phụng 5 tấc, đèn cầy, gạo, muối, trà pha sẵn, rượu nếp, trầu cau, giấy cúng Giỗ tổ ngành May, xôi, gà luộc, heo quay con, bánh bao, bánh chưng/bánh tét, chả lụa,… Lễ cúng giỗ tổ nghề may tại Trạch Xá Khi chuẩn bị lễ vật xong, lên hương đèn, chủ nhà may hay người thợ chính ăn mặc chỉnh tề làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề may mặc và những bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình, để có đời sống...
04/12/2024
Đọc thêm »Giờ Đẹp Cúng Ông Táo 2025 Và Cúng Ông Táo Trước Ngày Được Không?
Giờ Đẹp Cúng Ông Táo 2025 Và Cúng Ông Táo Trước Ngày Được Không? Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian cả việc tốt lẫn việc xấu và những gì chưa làm được. Từ đó, Thiên đình sẽ đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình. Nguồn gốc sự tích Ông Táo về trời Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ đưa ông Công ông Táo về trời (hoặc gọi ngắn gọn là đưa ông Táo về trời) luôn được tiến hành trọng thể. Cúng ông Công ông Táo ngày nào cũng là điều mà nhiều người thắc mắc. Theo truyền thống dân gian, thời gian cúng Táo Quân có thể bắt đầu từ ngày 21 âm lịch và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp hằng năm vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày cúng Ông Táo Ông Táo hằng năm. Và chỉ còn ít ngày nữa thôi là bạn có thể cúng rồi đấy, dù bận đến mấy thì cũng nên dành thời gian để cúng Táo nhé. Nếu vẫn chưa biết cách cúng ông Công ông Táo như thế nào thì hãy theo dõi bài viết tiếp tục nhé! 1/ Ý nghĩa cúng ông Công ông Táo Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta, ngoài việc là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình của gia chủ thì Táo quân còn được xem là vị thần có thể giúp ngăn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên. Do đó, việc thờ cúng ông Công ông Táo mang một ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ "thần Bếp" cai quản việc bếp núc trong gia đình. Ý nghĩa cúng ông Công ông Táo 2/ Cúng ông Táo 2025 ngày 23 tháng Chạp là ngày nào? Theo năm Dương lịch 2025, ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ rơi vào thứ Tư (22/01 Dương lịch). Ngày này, nhiều người vẫn phải đi làm. Vì vậy không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa 23 tháng Chạp mà bạn có thể bắt đầu từ ngày 21 và nhớ phải kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp nhé. Ông Công Ông Táo 2025 ngày bao nhiêu? 3/ Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo 2025 Lễ vật cúng ông Công, ông Táo Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có: Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng. Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn. Tiền vàng. 1 chiếc áo. 1 đôi hia bằng giấy. Đồ cúng ông Công ông Táo bạn có thể mua dễ dàng ở các cửa tiệm bán đồ cúng Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau: Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen Nhiều gia đình có trẻ con, người ta cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn ông Táo Quân. Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm: 1 đĩa gạo 1 đĩa muối 3 chén rượu Thịt heo luộc Gà luộc hoặc quay Đĩa rau xào Hành muối Xôi gấc Giò heo Canh mọc Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng) Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,... 1 tập giấy tiền, vàng mã 1 lọ hoa cúc 1 lọ hoa đào nhỏ Mâm cúng ông Công ông Táo Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc...
04/12/2024
Đọc thêm »Ngày Tốt Cúng Tất Niên Năm 2025 Và Văn Khấn Cúng Tất Niên Đầy Đủ Nhất
Ngày Tốt Cúng Tất Niên Năm 2025 Và Văn Khấn Cúng Tất Niên Đầy Đủ Nhất 1/ Cúng tất niên là gì? Cúng tất niên là một nghi lễ quan trọng thường được tổ chức tại nhà người Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Cúng giao thừa còn gọi là trừ tà, có ý nghĩa là xua đuổi ma quỷ, những điều xui xẻo, không may của năm qua và chuẩn bị đón năm mới. Vì vậy, lễ đón Giao thừa thường được tổ chức vào thời khắc chuyển giao của Tết Nguyên đán, tức là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng. Cúng tất niên 2. Văn khấn tất niên trong nhà Ất Tỵ 2025 Văn khấn tất niên theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần. Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần. Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này. Con kính lạy chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ................. Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm Giáp Thìn Tín chủ (chúng) con là:.................................................................................. Ngụ tại:........................................................................................................ Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới. Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận. Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy) Văn khấn tất niên ngoài trời Văn khấn tất niên theo "Văn Khấn Nôm Truyền Thống" Nam mô A di Đà Phật Nam mô A di Đà Phật Nam mô A di Đà Phật Kính lạy: - Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. - Ngài Kim niên đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần. - Ngài bản cảnh Hoàng Thành chư vị Đại vương. - Các ngài Ngũ Phương, Ngũ thổ long mạch Tài thần. Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị thần linh cai quản ở trong xứ này. - Chư gia Cao Tằng tổ khảo tỷ tiên linh nội ngoại. Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm........................... tín chủ chúng con là:................... Ngụ tại:............... (địa chỉ nơi ở) Trước án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới. Nay là ngày 30 Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh vật phẩm hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chủ hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. 3/ Văn khấn tất niên ngoài trời Ất Tỵ 2025 Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần. Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần . Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương . Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này. Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm ………. Tín chủ chúng con là: ………………………………………………………………… Ngụ tại: …………………………………………………………………………………. Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới. Nay là ngày…. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh. Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế,...
30/11/2024
Đọc thêm »Hiểu Về Đền Ông Hoàng Mười Và Đi lễ đền quan Hoàng Mười xin lộc, cầu gì đúng?
Hiểu Về Đền Ông Hoàng Mười Và Đi lễ đền quan Hoàng Mười xin lộc, cầu gì đúng? Tích xưa kể rằng ông Hoàng Mười là một vị thần xuống nhân gian giúp dân, giúp nước. Người dân xứ Nghệ còn lưu truyền những câu chuyện về sự đóng góp của ông tới một số nhân vật có thật trong lịch sử. Cùng Dịch Vụ Tâm Linh tìm hiểu về đền Ông Hoàng Mười. Đền Ông Hoàng Mười nằm ở đâu? Hiện đền Ông Hoàng Mười thuộc làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Theo ước tính đền được xây dựng vào năm 1634, từ thời hậu Lê. Trải qua quá trình của lịch sử, đền bị phá huỷ, măm 1995 đền được xây dựng lại. Hiện nay, đền Ông Hoàng Mười đã dần trở thành điểm đến văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của tỉnh Nghệ An. Lối từ ngoài dẫn vào chùa Đền Ông Hoàng Mười được phục dựng theo quy mô truyền thống, gồm tam quan, tắc môn, đài trung thiên, lầu cậu, , lầu cô. Tại đền vẫn giữ 21 đạo sắc phong, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao. Khu đền chính xây dựng gồm ba tòa điện, là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Công trình này sở hữu theo lối kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn. Hiện tại, đền tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 1ha. Đền Ông Hoàng Mười thờ ai? Hiện nay, Đền Ông Hoàng Mười thờ chính Quan Hoàng Mười. Ngoài ra, nơi đây còn thờ các vị Phúc Thần như: Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Tứ phủ, Song Đồng Ngọc Nữ, Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung,... Khuân viên đền thờ Ông Hoàng Mười. Sự tích Ông Hoàng Mười tại Nghệ An Tích xưa kể rằnag ông Hoàng Mười là một vị thần xuống nhân gian giúp dân, giúp nước. Người dân xứ Nghệ còn lưu truyền những câu chuyện về sự đóng góp của ông tới một số nhân vật có thật trong lịch sử. Khu đền chính gồm 3 toà: Thượng Điện - Trung Điện - Hạ Điện Các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho rằng ông Hoàng Mười là một nhân vật có thật trong lịch sử, được cộng đồng, nhân dân thần thánh hóa. Thực tế, đây có thể được xem như một vị anh hùng dân tộc được người xứ Nghệ tôn thờ. Sử sách ghi lại ông là Lê Khôi - một vị tướng tài dưới thời Lê Lợi. Trong khi, một số dị bản khác lại cho rằng ông là Nguyễn Xí vị tướng của vua Lê Thái Tổ được giao trấn giữ vùng Nghệ Tĩnh. Đền thờ Ông Hoàng Mười là Đền Chợ Củi, ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch coi là ngày lễ chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt sách bút … để cầu tài, cầu lộc cũng là cầu mong cho con em mình được đỗ đạt , thành tài để làm rạng danh tổ tông. Đi đến đền Ông Hoàng Mười Nghệ An cầu gì? Người dân xứ Nghệ luôn tin rằng “đến đền Quan Hoàng Mười cầu được ước thấy", đây cũng chính là lý do nơi đây thu hút du khách thập phương ghé thăm cầu bình an, may mắn và nhiều tài lộc. Theo quan niệm của giới hầu đồng thì ông Hoàng Mười là vị thánh ban phát tài lộc cho con người, đặc biệt là ban lộc về công danh sự nghiệp giúp nhân dân làm ăn ngày càng ấm no hạnh phúc. Người dân đi lễ bao năm qua luôn tin rằng khi đi đến đền chỉ cần thành tâm cúng bái và chăm chỉ làm ăn, tu trí rèn luyện, không ngừng nỗ lực sẽ được ngài ban phước lành cho những năm tiếp đều ăn nên làm ra. Người Việt còn đến đền ông Hoàng Mười để cầu cho con cái của mình khoẻ mạnh, bình an, học hành tiến tới, đỗ đạt khoa cử, công việc thuận lợi, công danh, thành tài để làm rạng danh tổ tông... Còn người lớn thì cầu bình an, công danh sự nghiệp thăng tiến, suôn sẻ, phát tài phát lộc, mọi việc thuận buồm xuôi gió. Ông Hoàng Mười Đi lễ đền quan Hoàng Mười xin lộc, cầu gì Con xin cung thỉnh ông về Ông về độ ghế khỏi mê khỏi lầm Ông về ông trục tà xâm Độ cho đệ tử trong tâm an nhàn Ông về độ khỏi nguy nan Đồng sang bóng lịch bình an mọi bề Ông ban phúc lộc đề huề Gia đình êm ấm mọi bề an yên Ông ban gia đạo chu viên Bách gia...
05/11/2024
Đọc thêm »Luật nhân quả là gì? Ý nghĩa của luật nhân quả trong cuộc sống
Luật nhân quả là gì? Ý nghĩa của luật nhân quả trong cuộc sống “Cuộc đời có vay có trả. Luật nhân quả không chừa một ai”, câu nói này chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về nguyên tắc nhân - quả và sự công bằng trong cuộc sống. Vậy để tìm hiểu sâu xa hơn về luật nhân quả là gì, ý nghĩa của luật nhân quả trong cuộc sống. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây! Luật nhân quả là gì? 1. Luật nhân quả là gì? Luật nhân quả là một nguyên lý trong triết học và tôn giáo, đặc biệt phổ biến trong Phật giáo, Hindu giáo, và nhiều hệ thống triết học khác. Nguyên lý này cho rằng "gieo nhân nào, gặt quả nấy", mọi hành động đều có hậu quả và mọi sự kiện đều có nguyên nhân. Phân tích theo nghĩa đen, nhân là hạt giống, quả là quả mọc lên từ hạt giống gieo trồng. Có nghĩa là khi bạn gieo hạt giống nào thì bạn sẽ thu hoạch được loại quả đó. Còn khi phân tích theo nghĩa bóng, mọi hành động (nhân) đều dẫn đến một kết quả (quả). Nếu bạn làm chuyện tốt, bạn sẽ nhận được kết quả tốt, và ngược lại, nếu bạn làm việc xấu, bạn sẽ phải nhận kết cục không tốt đẹp. Mọi hành động đều dẫn đến một kết quả tương ứng Luật nhân quả ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm sức khỏe, hạnh phúc, tài chính và mối quan hệ. Hành động của bạn hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Theo quan niệm của một số tôn giáo, luật nhân quả không chỉ áp dụng cho một kiếp sống mà còn liên tục và vô hình, nghĩa là hành động từ kiếp trước có thể ảnh hưởng đến kiếp này và ngược lại. Hiểu và thực hành luật nhân quả giúp cá nhân sống một cuộc sống ý nghĩa hơn, biết làm điều tốt và tránh điều xấu, tạo ra một cuộc sống cân bằng và hài hòa hơn. 2. Ý nghĩa của luật nhân quả cuộc sống Luật nhân quả thúc đẩy mọi người sống đạo đức, làm điều tốt và tránh điều xấu. Bằng cách hiểu rằng mọi hành động đều có hậu quả, con người sẽ có xu hướng hành xử có trách nhiệm và văn minh hơn. Khi mỗi cá nhân trong cộng đồng hành xử có đạo đức và trách nhiệm, cộng đồng đó sẽ trở nên mạnh mẽ, gắn kết và phát triển bền vững hơn. Luật nhân quả thúc đẩy mọi người làm việc tốt Nhận thức về luật nhân quả khuyến khích mọi người nỗ lực và phấn đấu trong công việc, học tập và cuộc sống. Hiểu rằng nỗ lực và hành động tích cực sẽ mang lại kết quả tốt đẹp, giúp tạo động lực để không ngừng cải thiện bản thân. Khi hiểu về nhân - quả, con người chấp nhận và đối diện với những khó khăn trong cuộc sống một cách bình tĩnh và kiên nhẫn. Biết rằng khó khăn là kết quả của những nguyên nhân nào đó, con người có thể tìm cách khắc phục và học hỏi từ những trải nghiệm đó để trưởng thành hơn. 3. Những câu nói hay trong cuộc sống về luật nhân quả Dưới đây là những câu giáo lý đạo Phật, ca dao, tục ngữ nói về luật nhân quả trong cuộc sống: Những giáo lý đạo Phật về luật nhân quả Gieo nhân nào, gặp quả nấy. Gieo gió gặt bão. Nhân quả chưa từng nợ chúng ta thứ gì, nên xin đừng oán trách nhân quả. Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai. Người nông cạn tin vào may mắn. Còn người mạnh mẽ tin vào nhân quả. Nếu chưa chấp nhận điều gì đó xảy ra với mình thì có nghĩa là bạn chưa chấp nhận nhân quả. Muốn ăn quả ngọt, chúng ta phải gieo hạt mầm tốt. Nhân quả ngoài hành động còn phải xét đến tác ý. Một hành động xấu nhưng động cơ tốt sẽ có quả khác với hành động xấu đi kèm động cơ xấu. Mình phán xét người khác thế nào, mình sẽ gặp chuyện như vậy, không đời này thì đời sau, ấy là nguyên tắc cơ bản của luật nhân quả. Luật nhân quả luôn công bằng với tất cả, nó cũng chẳng sai được. Thế nên nếu đang khổ đau thì hãy hiểu rằng "mình đang phải trả quả của những nghiệp xấu mà bản thân đã gây ra. Mỗi khi làm việc gì, hãy cứ nhớ đến luật nhân quả để quyết định. Cuộc đời có vay có trả. Luật nhân quả không chừa một ai. Muốn biết nhân đời trước. Xem sự hưởng đời nay. Muốn biết quả đời sau. Xem việc làm kiếp này. Hành...
16/10/2024
Đọc thêm »Tiệc Thôi Nôi Tại Nhà Menu Tiệc Thôi Nôi Ngon Nhất Ai Cũng Khen
Tiệc Thôi Nôi Tại Nhà Menu Tiệc Thôi Nôi Ngon Nhất Ai Cũng Khen Tiệc thôi nôi là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu mốc son đầu đời của con. Vậy mẹ đã biết thực đơn tiệc thôi nôi tại nhà gồm những gì? Chế biến và trình bày ra sao chưa? Cùng bTaskee tìm hiểu ngay nhé! Tiệc thôi nôi là gì? Tiệc thôi nôi là phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, được tổ chức khi bé tròn 12 tháng tuổi với mong ước cầu phước lành và sức khỏe. Khác với thực đơn tiệc sinh nhật, trong tiệc thôi nôi, bố mẹ cần chuẩn bị mâm cúng và làm lễ dâng lên các vị thần trong văn hóa như Bà Mụ, Đức Ông,… Tiệc thôi nôi mang ý nghĩa chúc phúc cho các em bé Trong dịp này, bé được lựa chọn đồ vật đã bày sẵn tương ứng với nghề nghiệp trong tương lai. Các thành viên trong gia đình đều được mời tham dự buổi tiệc, mọi người sẽ tặng quà và chúc phúc với mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho bé. Các món ăn cho thực đơn tiệc thôi nôi tại nhà ngon và hấp dẫn Khai vị Khai vị hay còn được gọi là món ăn nhẹ, bao gồm những món mở màn cho sự kiện. Đối với thực đơn tiệc thôi nôi tại nhà, bạn nên chọn thức ăn nhẹ nhàng, giúp kích thích vị giác. Gợi ý món khai vị với tôm chiên xù giòn tan Bạn có thể tham khảo menu dưới đây: Gỏi ngũ sắc tôm thịt băm + bánh phồng tôm Gỏi gà xé phay chua ngọt Nộm hoa chuối Súp cua trứng bắc thảo Tôm chiên xù Ốc bươu nhồi thịt Chả giò Chả cá thác lác Chả mực Cá bống trứng chiên Món chính Không chỉ riêng trong tiệc thôi nôi, món chính luôn đóng vai trò quan trọng và là món chủ đạo trong tất cả các bữa ăn. Thực đơn thôi nôi tại nhà với các món chính thường chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu protein, được phục vụ sau khi thưởng thức xong khai vị, giúp thực khách ngon miệng và thêm no. Gợi ý món chính với cánh gà chiên mắm đậm vị Tùy vào điều kiện mỗi gia đình, bạn có thể chọn cho mình món ăn phù hợp và đặc sắc nhất. Dưới đây là menu các món chính bạn có thể tham khảo: Sườn heo nướng Bò lúc lắc + khoai tây chiên Cánh gà chiên nước mắm Tôm sú chiên giòn Cà ri gà + Bánh mì Gà nướng muối ớt Gà bó xôi Chân giò heo hầm ngũ vị Mực chiên nhồi thịt Cơm chiên thập cẩm Lẩu hải sản Lẩu cua đồng hải sản Tráng miệng Cuối bữa tiệc chắc chắn không thể thiếu món tráng miệng. Hương vị ngọt từ các loại bánh trái giúp gia đình giải ngán bởi món chiên xào, nhiều dầu mỡ trước đó. Gợi ý món tráng miệng với chè hạt sen long nhãn thanh mát Bạn có thể tham khảo menu gồm các món tráng miệng dưới đây: Chè hạt sen Chè khoai môn Chè khúc bạch Chè thập cẩm Trái cây tươi Bánh flan Thạch rau câu Kem Bánh su kem Sữa chua nha đam Gợi ý 6 mẫu thực đơn tiệc thôi nôi tại nhà dễ làm, tiết kiệm chi phí Mẫu thực đơn số 1 Khai vị: Cháo sườn non rau củ Món chính: Cà ri bò Gà rang muối Gà nướng sốt BBQ Súp vi cá bào ngư Súp cua thập cẩm Canh gà hầm ngũ quả Canh chay Tráng miệng: Chè bưởi Sữa chua đậu đỏ Gợi ý mẫu thực đơn thôi nôi với xôi, thịt gà và chả Nếu bạn đang lên kế hoạch tổ chức tiệc thôi nôi cho bé mà còn e ngại về khả năng nấu nướng của mình thì đừng lo, đã có dịch vụ nấu ăn gia đình của Dịch Vụ Tâm Linh. Các đầu bếp chuyên nghiệp đảm đang sẽ đem đến cho gia đình bạn mâm cỗ chỉn chu và đầy đủ nhất trong ngày quan trọng của con mình. Mẫu thực đơn số 2 Khai vị: Gỏi bò thập cẩm Món chính: Gà hấp lá chanh Cá lóc chiên xù Mực chiên nhồi thịt Chân giò hầm ngũ quả Lẩu hải sản Tráng miệng: Trái cây tươi Bánh flan Gợi ý mẫu thực đơn thôi nôi với thịt gà lá chanh, nộm rau củ,… Mẫu thực đơn số 3 Khai vị: Gỏi hoa chuối tai heo Món chính: Chả giò hải sản Gà bó xôi chiên Cá điêu hồng chiên xù Tôm sú hấp bia Lẩu thái Tráng miệng: Chè hạt sen Các loại trái cây Gợi ý mẫu thực đơn thôi nôi với cá riêu, giò chả,… Mẫu thực đơn số 4 Khai vị: Chả giò tôm thịt chiên giòn Món chính: Mực nhồi thịt Súp cua Cà ri gà Bánh hỏi nem nướng Lẩu bò Tráng miệng: Thạch rau câu Bánh kem trà xanh Gợi ý mẫu thực đơn thôi nôi với tôm chiên, thịt gà,… Mẫu thực đơn số 5 Khai vị: Súp gà hầm nấm hương Salad trứng cá ngừ Món chính: Cơm chiên Dương Châu Tôm hấp bia Sườn non xào chua ngọt Canh rong biển thanh cua Gỏi bò chua ngọt Tráng miệng: Hoa quả dầm Gợi ý mẫu thực đơn thôi nôi với canh hầm,...
26/09/2024
Đọc thêm »